5 loại hoa có tác dụng chữa trị bệnh thông thường

Hoa đại có tác dụng chữa bí tiểu tiện và thũng trướng

Chuyên mục sức khỏe Việt Nam giới thiệu đến các bạn 5 loại hoa có thể chữa được rất nhiều bệnh rất dễ tìm kiếm:

Hoa cúc

Công dụng:

Hoa cúc được nhiều người trồng, thu hoặc lấy hoa.

Hoa cúc có vị ngọt đắng, tính mát, có tê dụng: Thanh nhiệt, hạ hỏa, chữa đau mắt chóng mặt, nhức đầu, dùng 12-20g hoặc phối hợp với các vị khác.

Hoa cúc có tác dụng chữa đau mắt chóng mặt, nhức đầu

Hoa cúc có tác dụng chữa đau mắt chóng mặt, nhức đầu

  • Chữa mắt có màng rộng: Dùng hoa cúc vàng, xác ve sầu bằng nhau tán nhỏ, uống nít lần 8-12g với nước hòa mật ong (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa phong nhiệt đau mắt hay phong ôn cầm sốt đau đầu, đỏ mắt: Hoa cúc, Huyền sâm, Sinh địa, Hột muồng sao, Kinh giới, Sài hồ mỗi vị 12g, Xuyên khung 8g sắc uống và xông.
  • Chữa can thận hư mắt mờ, cá ám điểm con ruồi bay, hoa mắt chóng mặt, huyết áp cao và dự phòng co thắt mạch máu não dùng: Cúc hoa, hòe hoa, Quyết minh tử sao, Kỷ tử, thục địạ, Huyền sâm, Hoài sơn, Trạch tả, Ngưu tất. mỗi vị 12g sắc uống.

>>> Xem thêm: Cách nấu canh từ hươu tốt cho sức khỏe nam giới

Hoa hiên

Công dụng:

Hoa hiên là một gia vị thường được dùng gia tẩm vào các món thức ăn (trong chế biến).

Hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng: làm yên ngũ tạng, khoan khoái trong lòng, trừ thấp nhiệt, an thai, lợi tiểu, khỏi bốc nóng, được ăn ngon ngủ yên, sáng mắt nhẹ mình.

  • Chữa động thai: Ăn canh hoa hiên và uống nước sắc Củ gai bánh 30g (Thập tam phương gia cảm của Tuệ Tỉnh).
  • Chữa chứng vàng da do tích rượu, dùng rễ củ hoa hiên giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống (Nam dược thần hiệu).

Hoa đại

Công dụng:

Cây hoa đại thường được trồng ở đình chùa,vỏ cây, vỏ rễ và nhựa đều có tác dụng tẩy mạnh và tháo nước, chữa bí tiểu tiện và thũng trướng.

  • Vỏ cây dùng 6 12g sắc với 200ml nước, chia uống làm 3 lần, đại tiện thông thì thôi.
  • Chữa mụn nhọt sưng tấy: Chích mủ bôi.
  • Chữa đại tiện táo: dùng 0,4g đến 0,8g hòa với 1 chén nước, chia uống làm 3 lần đi được thì thôi.
  • Hoa đại có vị ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp.
  • Chữa huyết áp cao: Dùng hoa đại 12-20g sắc uống.
  • Chữa lỵ và nhiệt tả mùa hè dùng 20g hoa khô sắc uống.
Hoa đại có tác dụng chữa bí tiểu tiện và thũng trướng

Hoa đại có tác dụng chữa bí tiểu tiện và thũng trướng

Hoa hòe

Công dụng

Hoa hoè được nhiều người trồng lấy hoa, làm vị thuốc để uống. Chữa một số bệnh thông thường.

Hoa hòe và quả hoa hoè đều có vị đắng: Hoa hoè tính mát, quả hòe tính lạnh có tác dụng: thanh nhiệt, giáng hỏa, cầm máu, bể não, phụ nữ băng huyết, cao huyết áp…

  • Chữa người có huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê cần dự phòng xuất huyết não hoặc người có bệnh trĩ đại tiện táo bón và thường ra máu, làm việc suy nghĩ nhiều, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, hỏa bốc nhức đầu, mắt đau sợ chói, khó ngủ… dùng hoa hoè sao và hoa muống (Thảo thuyết minh) sao đen, hai vị bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày dùng 10-20g hoặc dùng mỗi vị lOg hãm vào phích uống nước chè.
  • Chữa các loại xuất huyết, đi lỵ ra máu, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu, dùng hoa hoè (sao qua) 10-15g sắc uống. Quả hoè dùng lượng ít hơn 8-12g.
  • Chữa sốt xuất huyết sau khi sốt bệnh đã lùi mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, trẻ em thường đổ máu mũi, chảy máu chân răng, trằn trọc khó ngủ cũng dùng như trên, ngày 10-12g hoặc sắc 10g quả Hoè uôhg.

Hoa sói

Công dụng:

Cây hoa sói, gốc và rễ có dầu thơm, tính hơi độc, có tác dụng trừ thấp, giảm đau, giải độc giã đắp ngoài chữa mụn nhọt đinh độc chưa mưng mủ hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa phong tê thấp gân xương đau buốt.