Bệnh dại

Tìm hiểu về bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus gây ra. Ban đầu bệnh xảy ra ở động vật như chó mèo, cáo, cầy, dơi.. sau đó ngẫu nhiên truyền sang người, thường là do bị chó mèo cắn hoặc bị mèo cào. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao (khi đã lên cơn dại tỷ lệ chết là 100%) Virus xâm nhập gây tổn thương não bộ tạo ra các biểu hiện thần kinh không giống ai trông như kể đờ đẫn, gây dại nên được gọi là bệnh dại

Virus gây bệnh dại được truyền từ động vật sang người chủ yếu bằng nước dãi khi cắn cào liếm hoặc hiếm hơn là qua niêm mạc mũi, mắt như hít phải virus lơ lửng trong không khí ở các hang dơi hay virus lang thang với bụi trong các môi trường bị nhiễm bẩn. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 tuần đến 2 năm, trung bình là 40 ngày. Do thời gian khoảng ủ bệnh kéo dài như vậy nên nhiều bệnh nhân và người nhà đã quên thời điểm bị chó mèo liếm, cắn, cào. Lợi dụng khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài người ta đã chế tạo vaccine phòng để tạo miễn dịch trước khi bệnh xuất hiện. Các biểu hiện của người mắc bệnh dại trong thời kỳ toàn phát là lo âu, sốt, trằn trọc.Tại nơi virus xâm nhập có cảm giác tê bì, kiến bò, rát, ngứa.  Một biểu hiện điển hình và chắc chắn mắc bệnh dại là chứng sợ nước và sợ gió ( vì do sự co thắt các cơ thanh quản, họng gây đau đớn, thần kinh bị kích thích mạnh thở từng hồi, nói như đứt hơi, mắt long sòng sọc, tai nghe rất thính…) Bệnh nhân có thể bị liệt, ngừng hô hấp, tuần hoàn và tử vong trong một bối cảnh nặng nề, rất đáng thương tâm. Các trường hợp bệnh dại ở trẻ em thường là không điển hình, dấu hiệu sợ gió, sợ nước không rõ. Bệnh cảnh của trẻ chủ yếu là lơ mơ, mê sảng, trong bối cảnh của một hội chứng màng não : sốt nôn, cứng gáy, li bì… Bệnh dại diễn biến xấu nhanh và tử vong trong vòng 1 tuần lễ.

Tìm hiểu về bệnh dại

Tìm hiểu về bệnh dại

Chưa có phương pháp điều trị bệnh dại khi đã lên cơn. khi bị chó mèo cào cấu, cắn thì cần rửa sạch vết thương ngay bằng xà phòng, không khâu vết thương, tiêm phòng uốn ván nếu xét thấy cần thiết, sau đó tham vấn ý kiến của bác sĩ hay nhân viên y tế dự phòng cách theo dõi và tiêm phòng dại. Tiêm phòng vaccine cho tất cả chó nuôi trong gia đình.

Thái độ xử trí khi bị chó cắn:

Bắt buộc tiêm phòng các trường hợp bị chó nghi mắc bệnh dại cắn, nhưng:

  • Sau cắn chó bỏ chạy mất
  • Chó bị đập chết ngay
  • Chó chết trong vòng 1 tuần lễ sau đó

Theo dõi sau khi bị chó cắn:

  • Vết thương xa thần kinh trung ương tức ngoài vùng đầu mặt cổ: Nhốt chó, mèo theo dõi 1 tuần, thấy chó bình thường thì không phải tiêm
  • Vết thương ở gần thần kinh trung ương: Vừa tiêm vaccine, vừa theo dõi. Nếu chó chết trong vòng 1 tuần thì tiêm tiếp. Nếu chó sống hơn một tuần thì ngừng tiêm