Các chất hóa thực vật (phytochemicals) trong thức ăn( phần 1)

Phytoestrogen có vai trò dự phòng ung thư đại tràng

Những hiểu biết gần đây về các giá trị khác đối với sức khỏe ngoài các chất dinh dưỡng của thức ăn thực vật đã được chú ý và có các thành tựu quan trọng. Tổ chức y tế thế giới đã khuyến nghị một chế độ ăn lành mạnh cần đủ, đa dạng, dựa chủ yếu vào các thức ăn nguồn gốc thực vật.

Các loại cây cỏ sản sinh ra hàng loạt các phân tử có trọng lượng thấp gọi là các chất chuyển hóa thứ cấp hay chất hóa thực vật đã được phát hiện thuộc các loại alcaloid, acid phenolic, flavonoid và terpenoid.

Các chất hóa thực vật có một số vai trò trong cây cỏ chủ yếu là bảo vệ chống lại sâu bọ và các yếu tố gây bệnh, đồng thời như các sắc tố và chất dẫn dụ khuyến khích sự thụ phấn và phát tán hạt.

Một số các chất hóa thực vật có độc tính (như các glycoalcaloid ở khoai và cà chua xanh, các cyanogen ở sắn), một số có tính thuốc nên cây cỏ là nguồn dược liệu quan trọng.

Các chất hóa thực vật

Các chất hóa thực vật

Trong vô số loài cây cỏ, con người chỉ ăn chừng mấy trăm loại và là các loại có độc tính thấp. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất hóa thực vật có ích thuộc họ hành tỏi (Allium- thioallyl), họ cải bắp (cruciferus-indol, isothiocyanat), họ cà rốt (umbeliferus-carotenoid, terpen), họ chanh (citrus-terpen, ílavonoid), họ gừng (ginger-gingerol), rau xanh, quả có màu da cam (carotenoid, ílavonoid), chè, vang, ca cao (catechin, ílavonoid).

Với hiểu biết hiện nay, tác dụng có lợi đối với sức khỏe thể hiện ở các nhóm chất hóa thực vật sau đây:

Các Aavonoid có ở chè, táo, hành và rượu vang đỏ có vai trò bảo vệ với bệnh mạch vành (CHD). Ở Bắc Âu, nguồn Aavonoid chính thường là chè (61%), hành (13%) và táo (10%).

>>> Xem thêm: Cách nấu canh từ hươu tốt cho sức khỏe nam giới

Nghiên cứu ở Nhật cho thấy chè xanh làm tăng HDL và giảm LDL. Các acid phenolic và flavonoid là các chất chống oxy hóa mạnh, có khi còn hoạt tính hơn các vitamin chống oxy hóa như vitamin E, acid ascorbic. Các chất chống oxy hóa này ức chế peroxyd hóa các acid béo và LDL.

Vai trò của các flavonoid đối với ung thư còn chưa thống nhất giữa thực nghiệm và thực tế. Đã có công trình nghiên cứu trên thực tế ở phụ nữ mạn kinh cho thấy tần suất uống chè liên quan ngược chiều với một số bệnh ung thư đường tiêu hóa và đường tiết niệu.

– Các phytoestrogen:

Phytoestrogen là những chất hóa thực vật có ở một số loại cây thực phẩm chủ yếu dưới dạng isoflavonoid và các lignan. Phytoestrogen dạng isoflavonoid như các isoflavon genistein và daidzein có chủ yếu ở đậu nành và chế phẩm và ít hơn ở các loại đậu khác.

Nguồn chính của các lignan thực vật là các loại hạt như hạt vừng, hạt đậu nành và hạt lương thực. Genistein và daidzein có dạng cấu trúc tương tự như hormon sinh dục nữ oestrogen.

Các bằng chứng dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt ở các nước Viễn Đông thấp hơn so với phương Tây, ở đó chế độ ăn có nhiều phytoestrogen.

Phytoestrogen có vai trò dự phòng ung thư đại tràng

Phytoestrogen có vai trò dự phòng ung thư đại tràng

Một nghiên cứu bệnh chứng ở Singapor cho thấy ở phụ nữ mãn kinh sử dụng hàng ngày 55g đậu tương có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 2 lần ở nhóm chứng. Sử dụng nhiều miso (đậu tương lên men) làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Nhật Bản.

Phytoestrogen có vai trò dự phòng ung thư đại tràng do khử các gốc tự do sinh ung thư tại chỗ.

Phytoestrogen như là các oestrogen yếu có thể đối kháng với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của oestrogen ở tế bào vú và bắt chước tác dụng bảo vệ của oestrogen đối với hệ tim mạch và hệ xương (loãng xương).

Phytoestrogen phong bế tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của oestrogen (và androgen) đối với tế bào ung thư nên có tác dụng bảo vệ đối với các ung thư phụ thuộc hormon như ung thư vú và tiền liệt tuyến.