Tìm hiểu về Kinh nguyệt (Menstruation) ở nữ giới

 Những xáo trộn kinh nguyệt

a. Chu kỳ kinh nguyệt

Thiếu nữ ở tuổi dậy thì bắt đầu có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi những thay đổi mức lượng kích-thích-tố (hormone) trong người. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu khi người nữ “có kinh” cho đến ngày trước khi người phụ nữ có kinh lần kế tiếp. Chảy máu khi có kinh là do nội mạc tử cung bị tróc ra.

Chảy máu tiếp tục trong vài ngày rồi dứt. Sau đó thì nội mạc mọc lên lại trong phần đầu chu kỳ. Mỗi tháng, một cái trứng từ buồng trứng rụng ra và di chuyển đến tử cung qua ống dẫn trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thì trứng sẽ gắn vào nội mạc tử cung, người phụ nữ mang thai và sẽ không có ra máu kinh.

Nếu người nữ không thụ thai thì nội mạc lại tróc ra, và người phụ nữ lại có kinh. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, nhưng cũng có thể ngắn hoặc dài hơn (từ 21 đến 40 ngày).

b. Những xáo trộn kinh nguyệt

Nhiều yếu tố làm xáo trộn kinh nguyệt, gồm có: sự lo lắng, căng thẳng, xáo trộn thần kinh, xáo trộn tình cảm tâm tư, thiếu ngủ hay thức khuya, làm việc quá mức, thiếu dinh dưỡng, quá ốm hay mập phì, thay đổi trọng lượng cơ thể trong thời gian quá ngắn, thể dục thể thao quá độ, một số bệnh tật, quan hệ tình dục, bị kích thích tình dục, một số thuốc men và thực phẩm ăn uống.

 Những xáo trộn kinh nguyệt

Những xáo trộn kinh nguyệt

 

c. Điều hòa Kinh nguyệt

Ở tuổi dậy thì khi người nữ mới bắt đầu có kinh nguyệt, kinh nguyệt thường bị không đều. Một thời gian sau kinh nguyệt sẽ tự nhiên đều dần. Nếu kinh nguyệt bất thường kéo dài mà không phải do những yếu tố tâm lý tình cảm gây ra thì bạn nên tư vấn Bác sĩ để làm xét nghiệm và cho thuốc điều kinh.

Thuốc điều kinh thường cũng là thuốc ngừa thai, loại viên uống hằng ngày. Những thuốc ngừa thai này còn có tác dụng điều kinh, giúp hành kinh dễ dàng, bớt đau đớn và đều đặn mỗi tháng, không trồi không sụt.

>> Xem thêm: 

d. Mất kinh và Không có kinh

Mất kinh có nghĩa là trong tháng người nữ không hành kinh, không có máu chảy ra ngoài âm đạo. Khi trứng thụ tinh, người nữ mang thai và bị mất kinh, tức là không hành kinh trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu có thụ thai thì nội mạc tử cung không bị tróc ra và chảy máu nên người phụ nữ không có kinh.

Như vậy, việc “mất kinh” là một trong những triệu chứng thụ thai. Nhiều bệnh tật, nhất là bệnh về buồng trứng, cũng có thể làm người nữ không có kinh. Khi đến tuổi 40 trở đi, người nữ có thể bị mất kinh dần vì họ bước vào giai đoạn mãn kinh, tức là trứng không còn rụng mỗi tháng như lúc còn trẻ nữa và không còn kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh hoàn toàn trong 12 tháng thì phụ nữ không còn có thể thụ thai nữa.

e. Ra máu đen

Bình thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi hoặc hơi sậm Trong hai trường hợp sau đây, máu chảy ra khỏi âm đạo màu đen chứ không đỏ như máu kinh nguyệt:

– Trong thời kỳ kinh nguyệt, máu ra có màu đen, đỏ sậm nhiều và đặc hơn, không loãng chảy thành dòng như kinh nguyệt bình thường, thì đó là dấu hiệu hành kinh khó khăn.

Ra máu đen là dấu hiệu hành kinh khó khăn

Ra máu đen là dấu hiệu hành kinh khó khăn

Trường hợp này có thể do một số yếu tố làm xáo trộn kinh nguyệt, như thiếu chất kích thích tố nữ Estrogen, khiến nội mạc tử cung khó tróc ra khỏi tử cung.

Cũng có thể máu nằm ứ đọng trong tử cung một thời gian cho nên khi được đẩy ra âm đạo máu có màu đen sậm Người nữ khó ra kinh thường bị đau bụng dưới.

– Ngoài thời kỳ kinh nguyệt, nếu máu chảy ra ngoài âm đạo đặc cục lại thì không phải do có kinh mà là do một bệnh trạng nào đó, khiến tử cung bị chảy máu. Những tình trạng này cần được bác sĩ khám nghiệm và điều trị. Huyết trắng cũng có thể ra theo máu trong thời gian có kinh.