Tìm hiểu bệnh về đường hô hấp

Cách phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Lúc thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện nhiều loại bệnh, dễ gặp nhất là các bệnh về đường hô hấp. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh hô hấp lúc giao mùa những người cao tuổi thì khả năng mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, phòng bệnh hô hấp cho người cao tuổi vào thời điểm này là hết sức cần thiết.

Triệu chứng một số bệnh đường hô hấp thường gặp

Đường hô hấp gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và các xoang. Đường hô hấp dưới gồm có khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang.

Viêm đường hô hấp trên (thường là viêm mũi họng) là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh thì người cao tuổi hay mắc bệnh này. Người bệnh thường hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi.

Bệnh đường hô hấp ở người già

Bệnh đường hô hấp ở người già

Viêm họng chia ra hai loại: Cấp tính và mãn tính khi thời tiết chuyển mùa, người cao tuổi dễ mắc viêm họng cấp tính và nếu không được điều trị sẽ chuyển thành màn tinh. Viêm họng mãn tính sẽ có biểu hiện đau rát họng, ho, ngứa họng, đôi khi có cảm giác nuốt vướng rất khó chịu.

Có thể ho khan hoặc ho có đờm (đờm màu trắng, vàng, đặt quánh hoặc lỏng, đôi khi có lẫn một ít máu do một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên bị tổn thương). Nếu viêm họng kéo dài, cơn ho sẽ làm cho người cao tuổi rất khó chịu, nhất là gây đau thượng vị và kẽ liên sườn do cơ hoành bị kích thích nhiều gây co kéo. Viêm họng mãn tính hoặc viêm mũi mãn tính rất dễ gây nên viêm xoang.

>>> Xem thêm: Cách nấu canh từ hươu tốt cho sức khỏe nam giới

Viêm đường hô hấp dưới ở người cao tuổi vào lúc thời tiết chuyển mùa thường là viêm phế quản, viêm phổi. Một điều cần lưu ý là người cao tuổi khi bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính do lạnh thì thân nhiệt thông thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ, ít được người nhà quan tâm vì vậy khi vào bệnh viện thì bệnh có thể đã rất nặng.

Cách phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe Việt Nam khuyên bạn cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Tuy nhiên, vẫn có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Khi cần thiết nhất phải ra khỏi nhà, cần mặc ấm, đeo khăn và đội mũ.

Cách phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Cách phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa ở người cao tuổi

Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả, cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh  vật cho đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào (nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mãn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang)

Vì thuốc lá, thuốc lào ngoài gây các bệnh về đường hô hấp còn có khả năng làm nặng thêm nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…). Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần.

Tốt nhất là tắm nước ấm nhưng cũng cần tắm nhanh, lau khô người rồi mới mặc quần áo. Trước lúc tắm, nên chuẩn bị sẵn các loại quần áo sạch, khăn lau người để nhanh chóng mặc ấm sau tắm. Nếu không tự chuẩn bị được thì cần nhờ người nhà hỗ trợ.

Những người cao tuổi đã có tiền sử bệnh về đường hô hấp mãn tính hoặc các bệnh mãn tính khác nên định kỳ đi khám bệnh để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh cho bản thân mình.