Vì sao Raja Yoga có khả năng chữa lành cho cơ thể?

Tâm trí vừa cỏ thể giết chết con người vừa CÓ thể chữa lành cho họ!

Năm 1952, Albert Mason khi đó còn là bác sĩ gây mê làm việc cho bệnh viện Nữ hoàng Victoria, East Grinstead, nước Anh. Một ngày nọ, bác sĩ Mason phối hợp cùng một bác sĩ phẫu thuật khác thực hiện điều trị cho cậu bé 15 tuổi mắc phải chứng bệnh vảy cá nghiêm trọng, những mụn cóc màu đen nổi khắp cơ thể cậu. Mặc dù cậu đã được phẫu thuật ghép da, nhưng không thành công. Bác sĩ Albert Mason vốn trước đây từng chữa trị chứng bệnh tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn bằng thuật thôi miên, đã đề nghị vị bác sĩ đồng nghiệp cho phép thực hiện phương pháp này. Ông

dạy cậu cách thư giãn và nói “Những nốt mụn cóc kia sẽ rụng khỏi cánh tay phải của cháu, và lóp da non khỏe mạnh sẽ mọc lên”. Lóp vảy mụn này từ từ bong ra thật sau vài ngày. Thật ngạc nhiên đây lại là căn bệnh vô phương cứu chữa. Cậu được tiến hành thử nghiệm luôn với cánh tay trái, thì thành công tới 95%. Tiếp tục là chân, cẳng chân, thì 50% được lành hẳn.

Một đề tài nghiên cứu được tiến hành ở đảo Coche, Venezuela, cho trẻ em bị hen suyễn, thay vì dùng thuốc hít, thì các em hít mùi hương vani. Hương vani giúp các em giảm hẳn chứng hen giống như dùng thuốc hít.

Thật sự tâm trí đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa khỏi bệnh. Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra công thức 4A nhằm phát triển sức mạnh chữa lành từ tâm trí:

Awareness (Nhận thức):

Dean Omish, bác sĩ chuyên khoa tim mạch đã tiên phong trong việc nghiên cứu tác dụng của thiền đối với việc điều trị tắc nghẽn động mạch vành. Theo ông, nhận thức là bước khởi đầu để chữa lành bệnh. Con người thường để ý đến những điều xung quanh hơn là nhận ra những thứ tồn tại trong mình. Trong guông quay liên tục, không ngơi nghỉ của cuộc sống hiện nay, chúng ta làm mọi điều mà không hề đính kèm nhận thức. Bạn có bao giờ lắng nghe cảm giác của cơ thể và cảm xúc nội tâm mình trong khi làm mọi việc chưa? Có thể nhu cầu cơ thể bạn luôn được đáp ứng: đói bạn ăn, khát bạn uổng, buồn ngủ thì ngú và khi mệt thì bạn đi nghỉ. Còn nhu cầu cảm xúc, bạn có nhận ra và đáp ứng cho nó dễ dàng như đi ăn không? Neu bản thân bạn cũng không biết mình cần gì, thì làm sao người khác biết được bạn cần gì! Thực hành thiền giúp bạn hiểu được những nghi ngờ, hiểu được bệnh của mình và hiểu được nồi sợ của bạn ngay khi nó xuất hiện.

Analysis (Phân tích):

Phân tích ý nghĩ, cảm xúc và hành vi một vài lần trong ngày. Bạn cần dành một vài phút trong ngày để quan sát bên trong của chính mình. Bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn có những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Khi biết được nguyên nhân, bạn mới biết cách tiến hành gỡ rối.

Attitude (Thái độ):

Hans Selye, cha đẻ của khoa học nghiên cứu về stress cho rằng: “Con người thường hay dựa vào thuốc để trị bệnh stress, mà không biết có những cách khác hay hom rất nhiều. Thái độ quyết định cách chúng ta nhận thức bất kỳ sự việc nào, dù đau đớn hay hạnh phúc”. Cũng với tinh thần ấy, nhà tâm lý học William James cho rằng khám phá vĩ đại nhất của thể kỷ thứ 20 chính là khi con người thay đổi được thái độ, thì cũng thay đổi được cách nhận thức. Càng ngày chúng ta càng dễ nổi nóng với

người khác hay với thế giới và chỉ muốn thay đổi người khác, kết quả thất bại là đương nhiên.

Action (Hành động):

Tâm trí có ảnh hưởng mạnh đến cơ thể và các hoạt động của cơ thể cũng có tác động mạnh lên tâm trí. Bước đi tự tin khiến bản thân tự tin. Bằng cách phát huy sức mạnh chừa lành của tâm trí, hầu như mọi bệnh tật đều có thể ngăn ngừa và chữa trị được.

Con người được ví như cái nồi áp suất. Khi áp suất trong nồi càng cao, thì van an toàn càng trở nên linh hoạt và xả bớt áp suất ra ngoài. Con người ở trong những hoàn cảnh trái ngang hay vướng vào những rắc rối khác trong cuộc sống khiến áp lực tinh thần trong họ tăng lên. Thế nhưng con người lại thường không để ý đến cơ chế vận hành của chiếc “van an toàn” mình có mà lại có xu hướng tìm lối thoát dưới hình thức biếu hiện là những triệu chứng thần kinh. Tại trường Y Albert Einstein ở New York, giáo sư môn trị liệu tâm lý, ngài Charles Weinstocks đã nghiên cứu 18 trường hợp tập tha thứ. Ông quan sát thấy tất cả các bệnh nhân có mâu thuẫn đều tìm ra giải pháp trong vòng một đến ba tuần. Ông gọi giải pháp này là sự thay đói tâm lý xã hội theo hướng có lợi.

Trong thời hiện đại, tâm lý con người ngày càng phức tạp. Con người ngày càng bận rộn trong thế giới riêng của mình và không còn đủ thời gian để làm thỏa mãn những nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình, bạn bè hay những người xung quanh. Xã hội càng hiện đại, con người càng có nhiều phương tiện hỗ trợ bản thân, thì lại càng thu hẹp lòng cảm thông, tình yêu thương dành cho đồng loại. Họ lại không thế diễn đạt sự không hài lòng này một cách cởi mở vì sợ người khác dễ bị chạnh lòng, tổn thương. Họ muốn mở lòng, nhưng lại do dự. Họ cố nén cảm xúc, mà lại có xu hướng kiêm tìm lôi thoát một cách vô thức, làm những dây thần kinh rối tung lên để tìm cách phóng thích những cảm giác bất ốn này. Cơ chế này xảy ra trong tiềm thức và thường chúng ta không nhận ra. Raja Yoga giúp người tập nổi kết lại với suối nguồn yêu thương sẵn có trong mồi con người và tự động yêu thương người khác vô điều kiện như tình mẫu tử. Tình yêu thương này khiến con người giải tỏa bất mãn bị đè nén trong lòng. Thực hành thường xuyên giúp ngăn ngừa tất cả những xu hướng rối loạn thần kinh thể nhẹ. Người đã bị rối loạn nhẹ về thần kinh cũng dần ổn định khi thực hành thiền.

Giờ bạn muốn thử không?

“Ngay cả khi không kiểm có thề kiềm soát đựợc phản ứng của mình trước vấn đề đó. ”

– Robert Schuller

Hãy thả lỏng cơ thế để đi vào trạng thái thư giãn. Khi bạn mệt, có thể tập trên giường.

Không có vấn đề gì khi đang nằm tập mà bạn ngủ quên. Tập như thế trong vài ngày, trung tâm điều khiển sự ngủ nghỉ ở vùng dưới đồi([1]) sẽ trở nên linh hoạt và bạn có thể ngủ ngon hơn. Bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn hơn là cần ngủ vì khi bạn thư giãn thì bạn mới ngủ sâu được. Mồi ngày bạn dành ra 10 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ đế thực hành thư giãn. Ban đầu bạn có thế dùng những lời dẫn sau:

“Tôi chọn vị trí ngồi thoái mái nhất… Nếu chưa tháy thoải mái, tôi có thé điều chinh lại tư thế đé cám thấy dề chịu… Tôi để ý đến đôi bàn tay… thà lòng bàn tay… thả lỏng cánh tay… hai vai… rỏi chuyển đến đôi bàn chân… Sự chú ý của tôi hướng về đâu, tôi cám thấy thư giãn đến đó… chân tời thư giãn… bụng thư giãn… ngực thư giãn… cổ và mặt thư giãn… Giờ toàn bộ co thẻ được thả lóng và thư giãn… Tôi nhớ lại tình huống gần đây nhất khiến tôi có cám xúc tiêu cực như sợ hãi…

Tôi quan sát và hiéu rỏ nỗi sợ này là do (tự bạn hãy nhận ra nguyên nhân bắt nguồn nỗi sợ này)… Tôi trở thành người quan sát nỗi sợ… Cám giác sợ hãi dán được giải tỏa… Tôi đang chìm trong trạng thái thu giãn hoàn toàn… Tói đang tìm hiếu về mình… vè nhu cảu cám xúc của tôi… đé tôi có thẽ quan tám mình đúng mực khi cần… Tòi thật sự là tôi khi ở trong trạng thái này… bình tinh… làm chủ… và khoan thai…”

[1] Vùng dưới đồi (hypothalamus): Phần não trung gian ờ động vật có xương sống. Có chức năng điều chỉnh trạng thái sinh lý, nhiệt độ cơ thể, thành phần hóa học của máu, ăn uống, bài tiết nước, các chức năng trao đổi chất khác, ảnh hưởng đến việc tiết hormone của tuyến yên. Qua phần não, vùng dưới đồi liên hệ với các trung tâm trong vỏ não và hành tủy, điều khiển nhịp tim, nhịp thờ, huyết áp, sự ngủ. (Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam)